Viết những lá thư
Đã bao giờ bạn nhận được một lá thư tay trong đời? Cảm giác ấy như thế nào?
Tôi thích viết thư tay. Đây là một trong những sở thích tôi thường làm khi có thời gian rảnh trong năm. Cảm giác khi hoàn thành xong lá thư, gấp lại, đợi đến dịp đưa cho người nhận là một sự vô cùng mãn nguyện. Đó chính là cảm giác như vừa được trút bầu tâm sự qua một phương thức giao tiếp khác, hay đơn giản hơn, ta chỉ muốn nói với người nhận rằng bạn quan trọng với tôi chừng nào.
Tôi khám phá ra niềm hân hoan này vào một dịp trông bác nằm viện. Khi ấy bác tôi mới mổ dây thanh quản, việc giao tiếp duy nhất chỉ nhờ cách viết vào cuốn vở. Trong cuốn vở ấy đã chứa đựng những dòng chữ nguệch ngoạc, chi chít của bao người nhà đến thăm. Tôi lúc đó những muốn hỏi bác thật nhiều, chứ không phải chốc chốc lại viết một tí vào vở. Rồi tối hôm đó về nhà, tôi đã bắt đầu ngồi viết 1 lá thư tay cho bác. Những dòng thư đầu tiên gượng gạo, ngại ngùng ấy đã khơi dậy tình cảm quý giá giữa hai bác cháu tôi. Sang những ngày sau đó, bác đã hồi âm cho tôi một lá thư khác. Tôi kẹp nó trong cuốn sổ tay, thỉnh thoảng lại đem ra đọc để lấy động lực vào những ngày tôi cảm thấy hoài nghi về chính mình. Từ dạo đó, tôi đâm ra viết nhiều thư hơn. Người nhận không chỉ là bác, mà là bố, anh chị, bạn bè, những người tôi quý mến, ngưỡng mộ. Có lúc tôi nhận lại thư hồi âm từ người nhận, có lúc không, còn lại tôi vẫn gửi như một thói quen thôi thúc cần làm. Cho tới giờ, tôi không nhớ mình đã gửi đi bao nhiêu lá thư tay. Với tôi, đó là phương tiện gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc chân thành nhất của mình tới những người quý mến nhưng không biết diễn giải thành lời như thế nào. Là những cảm xúc, tâm sự khó nói, những nỗi niềm không kể hết ra bên ngoài.
Năm lớp 1, tôi từng học bài tập đọc "Bác đưa thư". Vào thời điểm ấy, công nghệ chưa thịnh hành, việc nhận thư tay vẫn còn khá phổ biến. Mặc dù giờ tôi gửi nhiều thư tay nhưng lại chưa từng gửi một lá thư đầy đủ phong bì và dán tem tử tế. Liệu người ta còn nhận thư tay qua đường bưu điện hay không? Thỉnh thoảng, tôi tưởng tượng ra hình ảnh người nhận thư giống những cảnh tượng trong những bộ phim ngày xưa, nhận được lá thư của người thân ở phương xa rồi hò reo khắp nhà. Hoặc có thể không như vậy, vì giờ chúng tôi đã có nhiều phương tiện để giao tiếp hơn, những dòng thư tay chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc sống mỗi người. Những lá thư chính là hiện thân kỷ niệm hữu hình giữa người với người. Kỷ niệm ấy mang theo mùi giấy cũ, màu mực đã phai tàn, và, cái giật mình của thời gian. Để rồi sau này đọc lại, đã thấy nhiều năm tháng trôi qua như thế, đem theo những tổn thương, nhớ nhung, xúc động, bồi hồi, vui sướng... chôn vùi trong những dòng chữ trên trang giấy đã ngả một màu vàng úa.
Ở Sài Gòn, hiện vẫn còn một người viết thư thuê, với công việc chủ yếu là dịch thuật từ những lá thư, viết địa chỉ, viết lời nhắn gửi lên bưu thiếp...Tôi không khỏi ngạc nhiên khi mới lần đầu biết đến nghề viết thư thuê. Hóa ra vẫn còn những nghề như thế tồn tại giữa thời đại công nghệ này. Nhưng liệu nó sẽ tồn tại được bao lâu nữa, khi việc gửi thư đã trở nên quá dễ dàng hơn bao giờ hết?
Sang năm mới rồi, bạn có muốn gửi thư cho ai đó không?
Tôi thích viết thư tay. Đây là một trong những sở thích tôi thường làm khi có thời gian rảnh trong năm. Cảm giác khi hoàn thành xong lá thư, gấp lại, đợi đến dịp đưa cho người nhận là một sự vô cùng mãn nguyện. Đó chính là cảm giác như vừa được trút bầu tâm sự qua một phương thức giao tiếp khác, hay đơn giản hơn, ta chỉ muốn nói với người nhận rằng bạn quan trọng với tôi chừng nào.
Tôi khám phá ra niềm hân hoan này vào một dịp trông bác nằm viện. Khi ấy bác tôi mới mổ dây thanh quản, việc giao tiếp duy nhất chỉ nhờ cách viết vào cuốn vở. Trong cuốn vở ấy đã chứa đựng những dòng chữ nguệch ngoạc, chi chít của bao người nhà đến thăm. Tôi lúc đó những muốn hỏi bác thật nhiều, chứ không phải chốc chốc lại viết một tí vào vở. Rồi tối hôm đó về nhà, tôi đã bắt đầu ngồi viết 1 lá thư tay cho bác. Những dòng thư đầu tiên gượng gạo, ngại ngùng ấy đã khơi dậy tình cảm quý giá giữa hai bác cháu tôi. Sang những ngày sau đó, bác đã hồi âm cho tôi một lá thư khác. Tôi kẹp nó trong cuốn sổ tay, thỉnh thoảng lại đem ra đọc để lấy động lực vào những ngày tôi cảm thấy hoài nghi về chính mình. Từ dạo đó, tôi đâm ra viết nhiều thư hơn. Người nhận không chỉ là bác, mà là bố, anh chị, bạn bè, những người tôi quý mến, ngưỡng mộ. Có lúc tôi nhận lại thư hồi âm từ người nhận, có lúc không, còn lại tôi vẫn gửi như một thói quen thôi thúc cần làm. Cho tới giờ, tôi không nhớ mình đã gửi đi bao nhiêu lá thư tay. Với tôi, đó là phương tiện gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc chân thành nhất của mình tới những người quý mến nhưng không biết diễn giải thành lời như thế nào. Là những cảm xúc, tâm sự khó nói, những nỗi niềm không kể hết ra bên ngoài.
Năm lớp 1, tôi từng học bài tập đọc "Bác đưa thư". Vào thời điểm ấy, công nghệ chưa thịnh hành, việc nhận thư tay vẫn còn khá phổ biến. Mặc dù giờ tôi gửi nhiều thư tay nhưng lại chưa từng gửi một lá thư đầy đủ phong bì và dán tem tử tế. Liệu người ta còn nhận thư tay qua đường bưu điện hay không? Thỉnh thoảng, tôi tưởng tượng ra hình ảnh người nhận thư giống những cảnh tượng trong những bộ phim ngày xưa, nhận được lá thư của người thân ở phương xa rồi hò reo khắp nhà. Hoặc có thể không như vậy, vì giờ chúng tôi đã có nhiều phương tiện để giao tiếp hơn, những dòng thư tay chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc sống mỗi người. Những lá thư chính là hiện thân kỷ niệm hữu hình giữa người với người. Kỷ niệm ấy mang theo mùi giấy cũ, màu mực đã phai tàn, và, cái giật mình của thời gian. Để rồi sau này đọc lại, đã thấy nhiều năm tháng trôi qua như thế, đem theo những tổn thương, nhớ nhung, xúc động, bồi hồi, vui sướng... chôn vùi trong những dòng chữ trên trang giấy đã ngả một màu vàng úa.
Ở Sài Gòn, hiện vẫn còn một người viết thư thuê, với công việc chủ yếu là dịch thuật từ những lá thư, viết địa chỉ, viết lời nhắn gửi lên bưu thiếp...Tôi không khỏi ngạc nhiên khi mới lần đầu biết đến nghề viết thư thuê. Hóa ra vẫn còn những nghề như thế tồn tại giữa thời đại công nghệ này. Nhưng liệu nó sẽ tồn tại được bao lâu nữa, khi việc gửi thư đã trở nên quá dễ dàng hơn bao giờ hết?
Sang năm mới rồi, bạn có muốn gửi thư cho ai đó không?
Công nghệ mang đến sự tiện nghi nhưng mặt khác lại khiến con người ta lười đi. Em cảm ơn những lá thư tay tình cảm của Ngọc tỷ để thi thoảng mang ra đọc lại em nhận thấy bản thân mình cũng thật may mắn biết nhường nào. Năm mới chúc blog của tỷ ngày càng đông độc giả đón nhận hơn, các bài viết của Ngọc tỷ sẽ ngày càng sâu sắc và chuyên nghiệp hơn<3
Trả lờiXóaCảm ơn em rất nhiều ! Chúc mừng năm mới em nhé!
Xóa