Tháng hai: những điều ở lại
#1: Đầu gối tím bầm ngày mùng 2 Tết và câu chuyện sức khỏe
Sáng mùng 2 Tết, dậy sớm chạy bộ, như một màn "khai xuân" sức khỏe đầu năm. Trời nắng dịu nhẹ bên hồ trong công viên Tuổi Trẻ. Một vài người chạy ngược chiều tôi, người thì dắt chó đi dạo. Một khoảnh khắc thật yên bình.
Tất cả đã không còn yên bình như thế cho đến sau giấc ngủ trưa. Hai đầu gối của tôi bỗng tím bầm lên và bắt đầu nhức. Tôi không hiểu mình đã làm gì quá mức để chân mình bị đau đến vậy? Trong chốc lát, tôi sực nhớ ra: vết tím ở đầu gối vẫn chưa hết kể từ hôm 25 ngã xe trước Tết. Tôi đã vô cùng chủ quan, nghĩ rằng chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là có thể đi lại bình thường, dù vết tím vẫn chưa hề lành hẳn. Thế rồi mấy ngày Tết cứ quẩn quanh với cái đầu gối tím bầm, đi chân dấu chấm phẩy, càng đi nhiều càng nhức. Nối tiếp là chuỗi ngày hạn chế đi lại nhiều nhất có thể và ngâm nước nóng pha muối. Vào những ngày ấy, tôi luôn cảm thấy một cảm giác chán nản vì chẳng làm được việc gì ra hồn. Tôi thèm khát những ngày mình chạy nhảy vui vẻ và thấy khổ sở cho tình trạng hiện tại của mình biết bao. "Ta có thể thay hơi thở của mình bao nhiêu lần cũng được, nhưng đầu gối thì không. Đây là hai đầu gối duy nhất tôi có, vậy nên tôi cần chăm sóc nó cho tử tế" - ít nhất, tôi cũng thấm thía lời của nhà văn Haruki Murakami trong cuốn tự truyện về chạy bộ của ông."Mất bò mới lo làm chuồng", phải đến khi ốm yếu mới chịu biết nghĩ về những tháng ngày có sức khỏe. Sức khỏe không chỉ là vàng, mà nó còn là bạn đồng hành duy nhất của mỗi cá thể trên hành trình trải nghiệm cuộc đời này. Vậy là đầu năm nay, lại một lần nữa, tôi phải tự nhắc mình phải đi lại cẩn thận, và biết coi trọng sức khỏe của bản thân. Không có nó, tôi chẳng làm được gì hết.
#2: Sách
"Mỗi ngày hai giờ hiệu quả" - tiến sĩ Josh Davis: nghe có mùi self-help ở đây, nhưng cuốn này thật sự xứng đáng dành cho những người quản lý thời gian kém như tôi. Vậy mà nó đã từng bị xếp xó cả năm trời! Cuốn sách này hay ở chỗ tác giả giải thích việc tại sao chúng ta không thể hoàn thành được tất cả mọi việc như to-do list đề ra, rồi đưa vào các "chìa khóa" để mở từng cánh cửa giải quyết vấn đề. Trong một xã hội tràn ngập các thông tin luôn cập nhật 24 giờ mỗi ngày, việc quản lý năng lượng tinh thần trước các tin tiêu cực/ tích cực là điều vô cùng quan trọng. Điều quan trọng không kém là làm sao để giải quyết công việc cá nhân một cách hiệu quả nhất trong khả năng của bản thân.
"Tôi nói gì khi nói về chạy bộ"- Haruki Murakami: sách của "ông bác" người Nhật mà tôi rất thích, cuốn này tôi đã đọc lần đầu cách đây 3 năm. Tất cả những gì đọng lại khi ấy chỉ là: "cuốn này cũng tạm được. Ông chạy như thế, tham gia một đống cuộc đua marathon và viết văn như thế". Sau 3 năm đọc lại, tôi đã có cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về cuốn sách. Có lẽ chỉ khi tôi bắt đầu tập chạy, tôi mới thực sự hiểu cảm giác của tác giả trong những dòng nhật ký chạy bộ của ông, và tại sao nó lại hỗ trợ việc viết văn, vốn tưởng như chẳng liên quan gì đến nhau, theo một cách liên kết vô cùng đặc biệt. Tất cả nhờ tính kỉ luật, ý chí bền bỉ và tinh thần "không-bỏ-cuộc" rất gai góc của Haruki Murakami.
"Về cô gái này"- Nguyễn Ngọc Thuần: nếu hai cuốn sách trên nói về lối sống khỏe mạnh, tích cực, bền bỉ thì cuốn này đi ngược lại hoàn toàn. Được Mai cho mượn trước Tết, dù đã nghe lời cảnh báo "sẽ rất buồn", song tôi vẫn không thể tránh khỏi những cảm xúc bất ngờ ập đến từ trang sách. Là lời tự sự của Z, cô gái có trọng lượng 121 kilogram, về những tháng ngày sống trong cơ thể ì ạch trước và sau cuộc phẫu thuật thu hẹp bao tử, đan xen trong từng mối quan hệ như chẳng có chút liên kết nào với cô. "Sự cô đơn làm cho chúng ta không có nơi nương tựa". Đây là lần đầu tiên tôi đọc một tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần, vô cùng bất ngờ vì cách ông mô tả tâm lý nhân vật chân thực đến thế - một phụ nữ sống trong cơ thể nặng 121 kilogram.
#3:"Friends" - Những người bạn
Series truyền hình Mỹ cày suốt từ hè năm ngoái tới giờ vẫn lang thang ở Season 6. Lúc này, tôi muốn nói về những người bạn của mình thôi. Mãi tới ra Tết, gặp lại Nitro ở hàng bún chả hay hội chị em, đứa nào cũng bắt đầu thực tập, đi làm và bận những công việc, dự án riêng cho năm cuối sắp ra trường. Cả lũ đều đang ở trong những tháng ngày "chuyển giao giai đoạn" của cuộc đời - vừa bước vào ranh giới của người lớn, đồng thời vẫn chưa ra khỏi vùng lãnh thổ của những đứa trẻ. Dù thế nào, tôi hy vọng tất cả đều sẽ có những bài học, những kinh nghiệm, kỉ niệm khó quên như một bước đệm mới cho tương lai của chúng tôi.
Sáng mùng 2 Tết, dậy sớm chạy bộ, như một màn "khai xuân" sức khỏe đầu năm. Trời nắng dịu nhẹ bên hồ trong công viên Tuổi Trẻ. Một vài người chạy ngược chiều tôi, người thì dắt chó đi dạo. Một khoảnh khắc thật yên bình.
Tất cả đã không còn yên bình như thế cho đến sau giấc ngủ trưa. Hai đầu gối của tôi bỗng tím bầm lên và bắt đầu nhức. Tôi không hiểu mình đã làm gì quá mức để chân mình bị đau đến vậy? Trong chốc lát, tôi sực nhớ ra: vết tím ở đầu gối vẫn chưa hết kể từ hôm 25 ngã xe trước Tết. Tôi đã vô cùng chủ quan, nghĩ rằng chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là có thể đi lại bình thường, dù vết tím vẫn chưa hề lành hẳn. Thế rồi mấy ngày Tết cứ quẩn quanh với cái đầu gối tím bầm, đi chân dấu chấm phẩy, càng đi nhiều càng nhức. Nối tiếp là chuỗi ngày hạn chế đi lại nhiều nhất có thể và ngâm nước nóng pha muối. Vào những ngày ấy, tôi luôn cảm thấy một cảm giác chán nản vì chẳng làm được việc gì ra hồn. Tôi thèm khát những ngày mình chạy nhảy vui vẻ và thấy khổ sở cho tình trạng hiện tại của mình biết bao. "Ta có thể thay hơi thở của mình bao nhiêu lần cũng được, nhưng đầu gối thì không. Đây là hai đầu gối duy nhất tôi có, vậy nên tôi cần chăm sóc nó cho tử tế" - ít nhất, tôi cũng thấm thía lời của nhà văn Haruki Murakami trong cuốn tự truyện về chạy bộ của ông."Mất bò mới lo làm chuồng", phải đến khi ốm yếu mới chịu biết nghĩ về những tháng ngày có sức khỏe. Sức khỏe không chỉ là vàng, mà nó còn là bạn đồng hành duy nhất của mỗi cá thể trên hành trình trải nghiệm cuộc đời này. Vậy là đầu năm nay, lại một lần nữa, tôi phải tự nhắc mình phải đi lại cẩn thận, và biết coi trọng sức khỏe của bản thân. Không có nó, tôi chẳng làm được gì hết.
#2: Sách
"Mỗi ngày hai giờ hiệu quả" - tiến sĩ Josh Davis: nghe có mùi self-help ở đây, nhưng cuốn này thật sự xứng đáng dành cho những người quản lý thời gian kém như tôi. Vậy mà nó đã từng bị xếp xó cả năm trời! Cuốn sách này hay ở chỗ tác giả giải thích việc tại sao chúng ta không thể hoàn thành được tất cả mọi việc như to-do list đề ra, rồi đưa vào các "chìa khóa" để mở từng cánh cửa giải quyết vấn đề. Trong một xã hội tràn ngập các thông tin luôn cập nhật 24 giờ mỗi ngày, việc quản lý năng lượng tinh thần trước các tin tiêu cực/ tích cực là điều vô cùng quan trọng. Điều quan trọng không kém là làm sao để giải quyết công việc cá nhân một cách hiệu quả nhất trong khả năng của bản thân.
"Tôi nói gì khi nói về chạy bộ"- Haruki Murakami: sách của "ông bác" người Nhật mà tôi rất thích, cuốn này tôi đã đọc lần đầu cách đây 3 năm. Tất cả những gì đọng lại khi ấy chỉ là: "cuốn này cũng tạm được. Ông chạy như thế, tham gia một đống cuộc đua marathon và viết văn như thế". Sau 3 năm đọc lại, tôi đã có cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về cuốn sách. Có lẽ chỉ khi tôi bắt đầu tập chạy, tôi mới thực sự hiểu cảm giác của tác giả trong những dòng nhật ký chạy bộ của ông, và tại sao nó lại hỗ trợ việc viết văn, vốn tưởng như chẳng liên quan gì đến nhau, theo một cách liên kết vô cùng đặc biệt. Tất cả nhờ tính kỉ luật, ý chí bền bỉ và tinh thần "không-bỏ-cuộc" rất gai góc của Haruki Murakami.
"Về cô gái này"- Nguyễn Ngọc Thuần: nếu hai cuốn sách trên nói về lối sống khỏe mạnh, tích cực, bền bỉ thì cuốn này đi ngược lại hoàn toàn. Được Mai cho mượn trước Tết, dù đã nghe lời cảnh báo "sẽ rất buồn", song tôi vẫn không thể tránh khỏi những cảm xúc bất ngờ ập đến từ trang sách. Là lời tự sự của Z, cô gái có trọng lượng 121 kilogram, về những tháng ngày sống trong cơ thể ì ạch trước và sau cuộc phẫu thuật thu hẹp bao tử, đan xen trong từng mối quan hệ như chẳng có chút liên kết nào với cô. "Sự cô đơn làm cho chúng ta không có nơi nương tựa". Đây là lần đầu tiên tôi đọc một tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần, vô cùng bất ngờ vì cách ông mô tả tâm lý nhân vật chân thực đến thế - một phụ nữ sống trong cơ thể nặng 121 kilogram.
#3:"Friends" - Những người bạn
Series truyền hình Mỹ cày suốt từ hè năm ngoái tới giờ vẫn lang thang ở Season 6. Lúc này, tôi muốn nói về những người bạn của mình thôi. Mãi tới ra Tết, gặp lại Nitro ở hàng bún chả hay hội chị em, đứa nào cũng bắt đầu thực tập, đi làm và bận những công việc, dự án riêng cho năm cuối sắp ra trường. Cả lũ đều đang ở trong những tháng ngày "chuyển giao giai đoạn" của cuộc đời - vừa bước vào ranh giới của người lớn, đồng thời vẫn chưa ra khỏi vùng lãnh thổ của những đứa trẻ. Dù thế nào, tôi hy vọng tất cả đều sẽ có những bài học, những kinh nghiệm, kỉ niệm khó quên như một bước đệm mới cho tương lai của chúng tôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét