Ký ức
Buổi sáng cuối tuần, mình xem một đoạn phóng sự ngắn trên VTV1 về những công trình nhà cao tầng của Hà Nội những năm 1980, trong đó có các khu nhà tập thể. Vào thời điểm ấy, một khách sạn cao 11 tầng là một trong những công trình cao nhất Hà Nội. Mười - một - tầng.
Sau gần 40 năm, phố xá đã được quy hoạch đến chóng mặt. Tòa nhà cao 11 tầng giờ chỉ xứng đáng với cái tên "tòa nhà", nhường cụm từ "cao tầng" cho các lứa thế hệ đàn em thế hệ mới mang tên Keangnam, Lotte, Mipec Riverside...Phố xá thay đổi, con người cũng đổi thay. Nếu những năm 80, được sở hữu một căn hộ nhỏ ở khu tập thể lúc bấy giờ, hẳn là điều quý giá lắm, nhất là với những hộ gia đình ở tầng cao, càng lên cao thì càng mát. Nào thì có gì đâu, nhà cửa ngày đó còn thưa thớt, phố xá vẫn còn vắng vẻ và không quá tải các loại phương tiện. Rồi sau chừng ấy thời gian, nhà tập thể xuống cấp, hỏng hóc, các chung cư bắt đầu mọc lên như nấm, và người ta ngán ngẩm không gian chật hẹp bé tí kia, sợ phải leo thang bộ tầng 4 tầng 5 mỗi ngày. Có thang máy rồi, sao phải khổ mãi chứ? Ai đó từng nói với mình rằng các khu nhà tập thể là một đặc sản của riêng Hà Nội. Nhưng có lẽ thứ đặc sản đó giờ chỉ để ngắm từ xa, để cảm nhận, để hoài niệm, chứ không thưởng thức nữa. Đôi vợ chồng trẻ sống trong khu tập thể vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để chuyển tới căn hộ rộng rãi, thoải mái, tiện nghi hơn. Vài cụ già sống ở đó lại thấy quen thuộc, có lẽ dành nốt cuộc đời còn lại ở đây thôi, bỏ đi không nỡ, mặc con cháu năn nỉ ra sao... Nào ai muốn sống khổ sở chứ, khi xã hội bây giờ đã phát triển và đầy đủ tiện nghi, thứ gì cũng sẵn có. Khi người ta đang sống những ngày sung sướng, người ta chợt quên đi những ngày tháng khổ đau. Hoặc có lúc chợt nghĩ lại những ngày tháng khó khăn ấy, để thấy mình đã đi qua những ngày xoay sở chật vật đến chừng nào.
Những điều đã qua ấy, xin được gọi tạm bằng cái tên: Ký ức.
Ký ức, có vài loại: có những ký ức đẹp đến nỗi chẳng bao giờ xuất hiện lần thứ 2; ký ức như vết sẹo trong lòng, gặp ngày trái gió trở trời là đau, là buốt, thiết chỉ muốn chết đi ngay phút giây đó cho xong. Đỡ bị nó hành hạ, đỡ khổ. Dù gì thì con người cũng không thể sống thiếu ký ức. Nó như một thứ tài sản vô giá của mỗi người, mỗi loại mang một giá trị riêng. Người lấy ký ức làm lẽ sống để phấn đấu, có người chỉ muốn ngủ vùi trong ký ức mãi chẳng muốn ngóc đầu lên, vì nó đẹp quá, không nỡ rời xa, sợ nó biến mất mà không kịp níu giữ, nhưng nào có biết, nó đã xa từ lúc nào không hay. Hay có những người lại chọn ký ức là điểm tựa để chữa lành tâm hồn, giữa bộn bề lo toan hiện tại. Ký ức, cũng là biểu tượng của một nền văn hóa. Ta có thể thấy rõ Nhà tập thể là một biểu tượng đẹp của Hà Nội, của những ngày tháng biến chuyển của thời cuộc từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Những người sống trong giai đoạn đặc biệt đó, ít nhiều đối với họ, cũng có một mảng ký ức khó quên...Vậy nên chẳng thể nào bắt một người phải quên đi ký ức. Nó lúc nào cũng ở đó, ngay cạnh thôi, chỉ cần dừng lại phút chốc, quay lại, bình tĩnh, và nhận ra ngay. Nhưng đôi khi họ buộc phải lựa chọn, để quên đi, bỏ lại phía sau, để tiến về phía trước.
Ký ức, thật dễ dàng được đem ra để so sánh: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai. Thỉnh thoảng, mình hay đọc các bài viết có nhan đề "Dàn diễn viên bộ phim đình đám năm ấy, sau 15, 20, 25 năm giờ ra sao? Diễn viên phim ngày ấy - bây giờ", để nhận ra những gương mặt từng quen thuộc với mình một thời điểm nào đó, giờ có cuộc sống ra sao? Và bao giờ cũng có những người rất thành đạt trên con đường sự nghiệp, có người lại từ bỏ để đi một con đường khác, có người sa cơ lỡ vận...Những người xem năm ấy, chợt như quay về khoảnh khắc như chỉ mới ngày hôm qua, ngồi chăm chú theo dõi trước cái màn hình bé tí, trố mắt từ phân cảnh này qua phân cảnh khác, phẫn nộ, cảm thông, xót xa cho từng số phận của từng nhân vật. Cảm thấy mình đang quay trở về ngày xưa, bé tí, hay trẻ lại đôi chút. Và lắng lại, và hoài niệm, và để nhớ. Rồi thoáng thấy nhẹ tênh.
Ký ức, một mảnh tuổi đời đã qua.
Sau gần 40 năm, phố xá đã được quy hoạch đến chóng mặt. Tòa nhà cao 11 tầng giờ chỉ xứng đáng với cái tên "tòa nhà", nhường cụm từ "cao tầng" cho các lứa thế hệ đàn em thế hệ mới mang tên Keangnam, Lotte, Mipec Riverside...Phố xá thay đổi, con người cũng đổi thay. Nếu những năm 80, được sở hữu một căn hộ nhỏ ở khu tập thể lúc bấy giờ, hẳn là điều quý giá lắm, nhất là với những hộ gia đình ở tầng cao, càng lên cao thì càng mát. Nào thì có gì đâu, nhà cửa ngày đó còn thưa thớt, phố xá vẫn còn vắng vẻ và không quá tải các loại phương tiện. Rồi sau chừng ấy thời gian, nhà tập thể xuống cấp, hỏng hóc, các chung cư bắt đầu mọc lên như nấm, và người ta ngán ngẩm không gian chật hẹp bé tí kia, sợ phải leo thang bộ tầng 4 tầng 5 mỗi ngày. Có thang máy rồi, sao phải khổ mãi chứ? Ai đó từng nói với mình rằng các khu nhà tập thể là một đặc sản của riêng Hà Nội. Nhưng có lẽ thứ đặc sản đó giờ chỉ để ngắm từ xa, để cảm nhận, để hoài niệm, chứ không thưởng thức nữa. Đôi vợ chồng trẻ sống trong khu tập thể vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để chuyển tới căn hộ rộng rãi, thoải mái, tiện nghi hơn. Vài cụ già sống ở đó lại thấy quen thuộc, có lẽ dành nốt cuộc đời còn lại ở đây thôi, bỏ đi không nỡ, mặc con cháu năn nỉ ra sao... Nào ai muốn sống khổ sở chứ, khi xã hội bây giờ đã phát triển và đầy đủ tiện nghi, thứ gì cũng sẵn có. Khi người ta đang sống những ngày sung sướng, người ta chợt quên đi những ngày tháng khổ đau. Hoặc có lúc chợt nghĩ lại những ngày tháng khó khăn ấy, để thấy mình đã đi qua những ngày xoay sở chật vật đến chừng nào.
Khu nhà tập thể ở Hà Nội |
Những điều đã qua ấy, xin được gọi tạm bằng cái tên: Ký ức.
Ký ức, có vài loại: có những ký ức đẹp đến nỗi chẳng bao giờ xuất hiện lần thứ 2; ký ức như vết sẹo trong lòng, gặp ngày trái gió trở trời là đau, là buốt, thiết chỉ muốn chết đi ngay phút giây đó cho xong. Đỡ bị nó hành hạ, đỡ khổ. Dù gì thì con người cũng không thể sống thiếu ký ức. Nó như một thứ tài sản vô giá của mỗi người, mỗi loại mang một giá trị riêng. Người lấy ký ức làm lẽ sống để phấn đấu, có người chỉ muốn ngủ vùi trong ký ức mãi chẳng muốn ngóc đầu lên, vì nó đẹp quá, không nỡ rời xa, sợ nó biến mất mà không kịp níu giữ, nhưng nào có biết, nó đã xa từ lúc nào không hay. Hay có những người lại chọn ký ức là điểm tựa để chữa lành tâm hồn, giữa bộn bề lo toan hiện tại. Ký ức, cũng là biểu tượng của một nền văn hóa. Ta có thể thấy rõ Nhà tập thể là một biểu tượng đẹp của Hà Nội, của những ngày tháng biến chuyển của thời cuộc từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Những người sống trong giai đoạn đặc biệt đó, ít nhiều đối với họ, cũng có một mảng ký ức khó quên...Vậy nên chẳng thể nào bắt một người phải quên đi ký ức. Nó lúc nào cũng ở đó, ngay cạnh thôi, chỉ cần dừng lại phút chốc, quay lại, bình tĩnh, và nhận ra ngay. Nhưng đôi khi họ buộc phải lựa chọn, để quên đi, bỏ lại phía sau, để tiến về phía trước.
Ký ức, thật dễ dàng được đem ra để so sánh: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai. Thỉnh thoảng, mình hay đọc các bài viết có nhan đề "Dàn diễn viên bộ phim đình đám năm ấy, sau 15, 20, 25 năm giờ ra sao? Diễn viên phim ngày ấy - bây giờ", để nhận ra những gương mặt từng quen thuộc với mình một thời điểm nào đó, giờ có cuộc sống ra sao? Và bao giờ cũng có những người rất thành đạt trên con đường sự nghiệp, có người lại từ bỏ để đi một con đường khác, có người sa cơ lỡ vận...Những người xem năm ấy, chợt như quay về khoảnh khắc như chỉ mới ngày hôm qua, ngồi chăm chú theo dõi trước cái màn hình bé tí, trố mắt từ phân cảnh này qua phân cảnh khác, phẫn nộ, cảm thông, xót xa cho từng số phận của từng nhân vật. Cảm thấy mình đang quay trở về ngày xưa, bé tí, hay trẻ lại đôi chút. Và lắng lại, và hoài niệm, và để nhớ. Rồi thoáng thấy nhẹ tênh.
Ký ức, một mảnh tuổi đời đã qua.
Nhận xét
Đăng nhận xét