Làm việc nhà có vui không?
Hồi còn nhỏ, mình là một đứa rất hậu đậu. Nhưng có lẽ chính vì thế mà mình luôn muốn được học hỏi thật nhiều để sửa chữa. Nào có phải việc học hỏi sẽ thật suôn sẻ. Bên cạnh mỗi lần được chỉ ra "Con phải làm thế này, thế này...", người lớn thường thêm một câu quen thuộc trước đó "Chết dở. Không biết làm thì sau này đi lấy chồng kiểu gì!", "Sao có mỗi việc dễ như thế mà cũng không biết làm", "Không làm là thành cái đụn dạ đấy" (cái đụn dạ là cái gì mà tới giờ vẫn không biết về sự tồn tại của nó). Một đứa trẻ con lúc đó còn quá nhỏ để chấp nhận những lời nhận xét tiêu cực, mà mình luôn đặc biệt nhạy cảm với những lời nói như vậy. Thế là mình từng ôm cái suy nghĩ sau này mình sẽ chẳng thể làm được gì nên hồn, cho tới khi đã lớn, nhận thức rõ ràng hơn, rằng sai thì hoàn toàn có thể sửa được, miễn là phải chăm chỉ!
Vì đã nghe quá nhiều lời nhận xét về đứa con gái sẽ trở thành cái đụn dạ, mà sau này có thời điểm mình nghĩ "Dù sao cũng không thay đổi được, cứ kệ nó đi". Và mình chấp nhận thỏa hiệp với suy nghĩ ấy. Nhưng không thể lười mãi được! Mình phải làm, phải thay đổi, trước hết là vì chính bản thân mình. Muốn cái áo đồng phục thật thơm tho, trắng "tự nhiên" chứ không phải trắng "cháo lòng", mình phải tự giặt tay. Muốn ngủ trong căn phòng thoải mái, sạch sẽ, mình phải tự quét dọn và lau chùi mỗi ngày. Thực ra mình hoàn toàn có thể nhờ mẹ quét dọn hộ, nhưng mình không muốn mẹ vào phòng và chẳng may tìm thấy một số kho báu thì rất phiền, hơn nữa mình không muốn đồ đạc trong phòng bị sắp xếp không theo ý muốn. Cuối cùng, suy nghĩ "phải tự làm" bắt đầu thôi thúc mình. Từ những việc mình làm chậm nhất, ngại nhất, giờ đã thành những việc mình cảm thấy quen thuộc và đơn giản vô cùng, đôi khi còn đem lại cảm giác xả xì trét rất hiệu quả nữa.
Dọn dẹp
Công việc mình yêu thích nhất! Có những ngày cảm thấy mọi thứ như quay lưng lại với mình, cảm thấy mệt mỏi và hoang mang kinh khủng, thì căn phòng nhà mình vẫn ở đó. Vẫn là thứ không quay lưng lại, mà luôn mở cửa đón chào mình về. Thế thì tại sao lại không đón nhận tình yêu thương đó nhỉ? Mình bắt đầu dọn dẹp, sắp xếp lại đồ đạc, lau chùi và lọc bớt những đồ đạc không cần thiết. Cảm giác đó khiến mình thấy mọi thứ dần dần bình thường trở lại, và việc mệt mỏi chỉ là một dạng cảm xúc nhất thời. Khi mọi thứ đi vào trật tự ngăn nắp, mình lại vui vẻ để bắt tay vào công việc đang dang dở. Vậy nên mỗi lúc căng thẳng, dọn bàn học, dọn tủ quần áo, dọn dẹp phòng, dọn nhà luôn là những lựa chọn khiến mình trở nên bớt căng thẳng hơn bao giờ hết. Mình hay nghe nhạc trong lúc lau nhà, và đôi lần nhảy múa theo giai điệu bài hát. Lúc đó trông buồn cười, trông ngu ngu, trông...giống công chúa Disney, ai bảo không vui nào?
Nguồn cảm hứng khác đến từ việc dọn dẹp, đó là mình nghe radio của chị Giang ơi- "Người lớn dọn nhà".
Rửa bát
Việc rửa bát dạy cho mình rất nhiều thứ. Nghe có vẻ triết lí xa xôi, nhưng đôi khi những việc tưởng như rất tầm thường lại đem đến nhiều giá trị ý nghĩa. Đầu tiên, cái cảm giác ăn xong một lúc lâu, để bát đĩa vào chậu rồi 2 3 tiếng sau mới rửa, cho tới khi rửa thì rất ngại, một phần các mảng bẩn trên bát đũa lúc đó thi nhau bám lại, khiến việc rửa trở nên khó khăn hơn. Và mình nghĩ trong cuộc sống cũng vậy: việc khó, việc không muốn làm, càng để lâu sẽ càng khó giải quyết. Tất nhiên không phải không xử lý được, chỉ là sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn thôi. Vậy thì tại sao không cố gắng giải quyết ngay từ đầu nhỉ?
Thứ hai, việc phân loại bát đũa trước khi rửa: xếp thìa, đũa, muôi (các dụng cụ để ăn) vào một nồi to, và bát đĩa riêng, hộp nhựa riêng, rồi đổ nước rửa bát vào một nồi (hoặc bát to để canh) để bắt đầu rửa. Việc này xem có vẻ mất thời gian, nhưng nó khiến mình cảm thấy rửa bát dễ dàng và nhanh hơn. Trước khi bắt đầu một công việc nào đó mà mình không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy phân loại. Bắt đầu lựa chọn từ việc nhỏ nhất, từ việc dễ nhất, từ việc cần thiết nhất. Lựa chọn nào cũng sẽ đưa mình tới mục tiêu, chỉ cần mình để ý và cố gắng!
Phơi & rút quần áo
Việc này tưởng như không có gì đáng để quan tâm nhưng vẫn mang lại những bài học nhất định cho mình. Trước đây cứ nghĩ phơi quần áo là để quần áo ra ngoài kiểu gì cũng khô, nên phơi rất ẩu. Áo chưa lộn tay ra, quần bò chưa lộn mặt trái. Trong khi chỗ phơi còn bao nhiêu nhưng vì lười nên mình chỉ muốn phơi nhanh, dồn một loạt quần áo phơi vào một dây, trong khi các dây phơi còn lại chẳng có gì. Đến chiều, quần áo đã không khô như mình nghĩ, mà lại có mùi hôi ẩm. Thôi xong, mai cần mặc cái áo này thì giờ tính sao?? Vậy là mình đã không cẩn thận ngay từ bước đầu, trong khi những bước đó mình hoàn toàn có thể làm cẩn thận được, chỉ vì tính cẩu thả.
Tới khi rút quần áo, rút xong rồi vứt mắc ở đó, hoặc túm đống mắc rồi vứt một góc... ok, việc đã xong! Nhưng hôm sau, mình đã khốn khổ gỡ mắc để phơi quần áo. Cuối cùng vừa bực, vừa mệt, vừa thấy mình ngu dở.
Bài học rút ra là: làm việc gì cũng cần sự cẩn thận và chu toàn, nếu muốn một kết quả tốt và hoàn hảo như ý muốn. Hôm nay làm bừa vì muốn đỡ tốn thời gian, thì ngày mai phải gánh hậu quả từ hôm trước. Có tiết kiệm được thời gian đâu cơ chứ
Trồng rau
Đây là một việc rất vui, nó đem lại cho mình cái cảm giác sống xanh và gần gũi với thiên nhiên. Ban đầu, chỉ vì ham lợi nhuận lớn mà mình đã từng đem một nắm hạt giống gieo vào cùng một chỗ. Rồi chúng lớn lên, không còn chỗ để vươn. Kết quả là rau bé tí, mình phải nhổ bớt đi, vừa xót xa mà vừa thấy phí. Ở trong một không gian chật hẹp, rau không thể phát triển tốt tươi. Bên cạnh đó, mình từng hắt toẹt cả chậu nước vào những mầm cây bé tí, âu cũng chỉ vì cái tính cẩu thả. Thế rồi chúng ngả nghiêng và ... ra đi. Lẽ ra mình phải tưới cây thật nhẹ nhàng hơn khi chúng còn non. Những cây non ấy giống như những đứa trẻ, cần được chăm sóc, yêu thương và quan tâm ân cần như vậy!
Trước khi mình muốn làm những việc lớn, mình phải bắt đầu từ những việc nhỏ. Làm việc nhà là để phục vụ cho bản thân mình, chăm sóc cho chính mình tốt hơn, hoàn thiện kĩ năng sống tối thiểu nhất. Khi làm quen rồi, mình hoàn toàn có thể tự tin vào bản thân và quên đi hình ảnh cô bé hậu đậu, lười biếng năm nào. Vì giờ mình biết, là mình không như vậy, không như những gì người lớn từng nói với mình năm đó nữa rồi.
Vì đã nghe quá nhiều lời nhận xét về đứa con gái sẽ trở thành cái đụn dạ, mà sau này có thời điểm mình nghĩ "Dù sao cũng không thay đổi được, cứ kệ nó đi". Và mình chấp nhận thỏa hiệp với suy nghĩ ấy. Nhưng không thể lười mãi được! Mình phải làm, phải thay đổi, trước hết là vì chính bản thân mình. Muốn cái áo đồng phục thật thơm tho, trắng "tự nhiên" chứ không phải trắng "cháo lòng", mình phải tự giặt tay. Muốn ngủ trong căn phòng thoải mái, sạch sẽ, mình phải tự quét dọn và lau chùi mỗi ngày. Thực ra mình hoàn toàn có thể nhờ mẹ quét dọn hộ, nhưng mình không muốn mẹ vào phòng và chẳng may tìm thấy một số kho báu thì rất phiền, hơn nữa mình không muốn đồ đạc trong phòng bị sắp xếp không theo ý muốn. Cuối cùng, suy nghĩ "phải tự làm" bắt đầu thôi thúc mình. Từ những việc mình làm chậm nhất, ngại nhất, giờ đã thành những việc mình cảm thấy quen thuộc và đơn giản vô cùng, đôi khi còn đem lại cảm giác xả xì trét rất hiệu quả nữa.
Dọn dẹp
Công việc mình yêu thích nhất! Có những ngày cảm thấy mọi thứ như quay lưng lại với mình, cảm thấy mệt mỏi và hoang mang kinh khủng, thì căn phòng nhà mình vẫn ở đó. Vẫn là thứ không quay lưng lại, mà luôn mở cửa đón chào mình về. Thế thì tại sao lại không đón nhận tình yêu thương đó nhỉ? Mình bắt đầu dọn dẹp, sắp xếp lại đồ đạc, lau chùi và lọc bớt những đồ đạc không cần thiết. Cảm giác đó khiến mình thấy mọi thứ dần dần bình thường trở lại, và việc mệt mỏi chỉ là một dạng cảm xúc nhất thời. Khi mọi thứ đi vào trật tự ngăn nắp, mình lại vui vẻ để bắt tay vào công việc đang dang dở. Vậy nên mỗi lúc căng thẳng, dọn bàn học, dọn tủ quần áo, dọn dẹp phòng, dọn nhà luôn là những lựa chọn khiến mình trở nên bớt căng thẳng hơn bao giờ hết. Mình hay nghe nhạc trong lúc lau nhà, và đôi lần nhảy múa theo giai điệu bài hát. Lúc đó trông buồn cười, trông ngu ngu, trông...giống công chúa Disney, ai bảo không vui nào?
Nguồn cảm hứng khác đến từ việc dọn dẹp, đó là mình nghe radio của chị Giang ơi- "Người lớn dọn nhà".
Rửa bát
Việc rửa bát dạy cho mình rất nhiều thứ. Nghe có vẻ triết lí xa xôi, nhưng đôi khi những việc tưởng như rất tầm thường lại đem đến nhiều giá trị ý nghĩa. Đầu tiên, cái cảm giác ăn xong một lúc lâu, để bát đĩa vào chậu rồi 2 3 tiếng sau mới rửa, cho tới khi rửa thì rất ngại, một phần các mảng bẩn trên bát đũa lúc đó thi nhau bám lại, khiến việc rửa trở nên khó khăn hơn. Và mình nghĩ trong cuộc sống cũng vậy: việc khó, việc không muốn làm, càng để lâu sẽ càng khó giải quyết. Tất nhiên không phải không xử lý được, chỉ là sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn thôi. Vậy thì tại sao không cố gắng giải quyết ngay từ đầu nhỉ?
Thứ hai, việc phân loại bát đũa trước khi rửa: xếp thìa, đũa, muôi (các dụng cụ để ăn) vào một nồi to, và bát đĩa riêng, hộp nhựa riêng, rồi đổ nước rửa bát vào một nồi (hoặc bát to để canh) để bắt đầu rửa. Việc này xem có vẻ mất thời gian, nhưng nó khiến mình cảm thấy rửa bát dễ dàng và nhanh hơn. Trước khi bắt đầu một công việc nào đó mà mình không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy phân loại. Bắt đầu lựa chọn từ việc nhỏ nhất, từ việc dễ nhất, từ việc cần thiết nhất. Lựa chọn nào cũng sẽ đưa mình tới mục tiêu, chỉ cần mình để ý và cố gắng!
Phơi & rút quần áo
Việc này tưởng như không có gì đáng để quan tâm nhưng vẫn mang lại những bài học nhất định cho mình. Trước đây cứ nghĩ phơi quần áo là để quần áo ra ngoài kiểu gì cũng khô, nên phơi rất ẩu. Áo chưa lộn tay ra, quần bò chưa lộn mặt trái. Trong khi chỗ phơi còn bao nhiêu nhưng vì lười nên mình chỉ muốn phơi nhanh, dồn một loạt quần áo phơi vào một dây, trong khi các dây phơi còn lại chẳng có gì. Đến chiều, quần áo đã không khô như mình nghĩ, mà lại có mùi hôi ẩm. Thôi xong, mai cần mặc cái áo này thì giờ tính sao?? Vậy là mình đã không cẩn thận ngay từ bước đầu, trong khi những bước đó mình hoàn toàn có thể làm cẩn thận được, chỉ vì tính cẩu thả.
Tới khi rút quần áo, rút xong rồi vứt mắc ở đó, hoặc túm đống mắc rồi vứt một góc... ok, việc đã xong! Nhưng hôm sau, mình đã khốn khổ gỡ mắc để phơi quần áo. Cuối cùng vừa bực, vừa mệt, vừa thấy mình ngu dở.
Bài học rút ra là: làm việc gì cũng cần sự cẩn thận và chu toàn, nếu muốn một kết quả tốt và hoàn hảo như ý muốn. Hôm nay làm bừa vì muốn đỡ tốn thời gian, thì ngày mai phải gánh hậu quả từ hôm trước. Có tiết kiệm được thời gian đâu cơ chứ
Trồng rau
Đây là một việc rất vui, nó đem lại cho mình cái cảm giác sống xanh và gần gũi với thiên nhiên. Ban đầu, chỉ vì ham lợi nhuận lớn mà mình đã từng đem một nắm hạt giống gieo vào cùng một chỗ. Rồi chúng lớn lên, không còn chỗ để vươn. Kết quả là rau bé tí, mình phải nhổ bớt đi, vừa xót xa mà vừa thấy phí. Ở trong một không gian chật hẹp, rau không thể phát triển tốt tươi. Bên cạnh đó, mình từng hắt toẹt cả chậu nước vào những mầm cây bé tí, âu cũng chỉ vì cái tính cẩu thả. Thế rồi chúng ngả nghiêng và ... ra đi. Lẽ ra mình phải tưới cây thật nhẹ nhàng hơn khi chúng còn non. Những cây non ấy giống như những đứa trẻ, cần được chăm sóc, yêu thương và quan tâm ân cần như vậy!
Cây rau xà lách. Trông giống rau cải quá! |
Trước khi mình muốn làm những việc lớn, mình phải bắt đầu từ những việc nhỏ. Làm việc nhà là để phục vụ cho bản thân mình, chăm sóc cho chính mình tốt hơn, hoàn thiện kĩ năng sống tối thiểu nhất. Khi làm quen rồi, mình hoàn toàn có thể tự tin vào bản thân và quên đi hình ảnh cô bé hậu đậu, lười biếng năm nào. Vì giờ mình biết, là mình không như vậy, không như những gì người lớn từng nói với mình năm đó nữa rồi.
Nhận xét
Đăng nhận xét