Tháng 11: Những điều ở lại
#1: Mục đích em làm việc này là gì?
Đây là một câu nói mình được nghe rất nhiều trong quá trình đi làm ở công ty cũ. Làm cái gì cũng nên có mục đích trước, rồi hãng bắt tay vào làm. Đừng làm chỉ vì em thấy "hay", hãy cho nó một lí do cụ thể. Mặc dù suốt ngày được nghe anh chị đồng nghiệp nói nhiều là vậy, thế nhưng mình cần thời gian và bài học để thấm thía.
Trong thời gian vừa rồi, mình có dự định đi du học cao học ngay sau khi tốt nghiệp. Tại thời điểm đó, mình khá mông lung giữa việc học tiếp hay làm, không rõ mình thật sự cần học gì, vì mình có 3 lựa chọn trường! Và điều cần xảy ra cũng đến, mình thiếu động lực cho nó, nên việc xin học bổng gặp rất nhiều vấn đề cũng như rắc rối trong quá trình chuẩn bị. Kết quả là mình không đi nữa. Bố mẹ đã rất buồn và liên tục động viên đi học, bởi gia đình vẫn cố gắng lo chi phí cho mình đi học cho dù không được học bổng. Nhưng, bài học kia đã cho mình suy nghĩ hoàn toàn khác: mục tiêu hiện tại của mình là gì? Có nhất thiết phải đi học ngay lúc này không? Câu trả lời là không.
Mình từng cảm tưởng sẽ suy sụp ghê lắm khi nhận kết quả, nhưng ngược lại, đây chính là một bài học đắt giá cho bản thân. Mình làm bố mẹ buồn. Hơn cả thế, chính bản thân mình cũng buồn vì thiếu mục đích rõ ràng. Chỉ tới khi chấp nhận sự thật, dành thêm thời gian suy nghĩ, mình dần nhận ra: mọi thứ mới chỉ bắt đầu, cuộc sống của một cô gái 22 tuổi vẫn sẽ tươi đẹp trở lại, rồi mọi thứ sẽ ổn. Mình thầm biết ơn những thử thách, vì sau mỗi thử thách là một lần mình bình tĩnh hơn một chút, thay vì tự hoảng loạn và quá suy sụp như những lần từng gặp thất bại trước. Bởi sau mỗi lần đi sai hướng, con đường lại càng rõ ràng cho bản thân hơn, thì sao phải tiếc?
#2: Biết mình muốn gì = biết mình không muốn gì
Thất bại trong việc đi du học, mình chuyển hướng sang đi làm. Ngay sau khi gửi CV, nhận được tin phỏng vấn và đi làm luôn ngay hôm sau, mình đã thầm nhủ "Chí ít cũng có công việc". Điều đắng cay ở chỗ, mình đã KHÔNG tìm hiểu kĩ về công ty mình định xin vào làm, dẫn đến thất vọng khi đi làm vào ngay ngày đầu tiên. Cũng chính nhờ lẽ đó, mình dần hiểu bản thân cần những gì hơn, và đâu là điều mình thật sự không muốn.
Người ta liên tục bảo bạn cần biết mình muốn gì, nhưng bạn không muốn gì cũng quan trọng. Khi nhận thấy môi trường làm việc ở công ty kia không phù hợp, mình chỉ biết lấy hết can đảm để sáng ngày làm việc thứ 3 đến gặp trực tiếp chị quản lý xin nghỉ, thay vì gọi điện hay nhắn tin. Chị bảo mình nhắn lại cho anh sếp đã cho mình cơ hội được vào làm. "Cám ơn em. Chúc em thành công trên con đường sắp tới" - anh ấy đã nhắn lại như vậy. Tới khi đọc tin nhắn, mình cảm thấy bản thân đã lựa chọn đúng, cho dù cơ hội làm việc ở đây mở ra cho mình là không hề nhỏ, nhưng bản thân cảm thấy không phù hợp. Ôi, vạn sự khởi đầu sao mà nan. Nhưng chớ có nản!
#3: Thử những điều mới mẻ
Tháng 11, mình bắt đầu xem các clip của streamer Pewpew, Pewdiepie (những người livestream khi chơi trò chơi điện tử. Nếu chưa biết, bạn có thể Google tìm kiếm thông tin về hai người này) - đây là những người mình từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ vào xem clip của họ vì trông cứ "xàm xàm, gào thét luyên thuyên, vớ vẩn". Sự thật không phải như vậy. Khi tìm hiểu về cách người khác sáng tạo, đó cũng là một cách để mình học hỏi và mở mang cho chính bản thân nhiều hơn. Bên cạnh Game streaming, các streamer này là những người sáng tạo nội dung rất hấp dẫn và rất có tầm nhìn. Chỉ đến khi "vô tình xem" một vài clip của các Streamer này làm về các nội dung xoay quanh cuộc sống hàng ngày, mình mới nhận ra bản thân đã tự đóng lại các cơ hội mới mẻ nhiều đến chừng nào!
Thử những nhiều mới mẻ, tháng 11 với mình cũng là thử một kiểu tóc mới, mua cặp kính mới, làm mới bản thân một tí. Not so bad, huh?
#4: Sách
Tháng mười một, mình dạo chơi song song cùng lúc 2 cuốn "Tư duy và nhanh chậm" và "Vượt qua nỗi sợ". Cuốn sách đầu tiên của nhà tâm lý học Daniel Kahneman, giải thích khá chi tiết về cơ chế hoạt động của tâm lý trước khi đưa ra một quyết định, bị ảnh hưởng bởi mồi tiềm thức, trải qua qua quá trình xử lý của "hệ thống 1 và 2" - hay còn gọi là hệ thống tự động và nỗ lực. Hiểu đơn giản là khi gặp một tình huống quen thuộc, hệ thống 1 sẽ hành động dựa trên những niềm tin đã được hệ thống 2 xác nhận từ trước đó. Trong trường hợp hệ thống 1 không thể giải quyết được vấn đề, nó sẽ gọi hệ thống 2 để giải quyết. Với trường hợp đầu tiên, ví dụ, khi gặp đèn đỏ, hệ thống 1 sẽ gửi tín hiệu cho bạn biết là phải dừng. Trường hợp sau, khi ai đó hỏi bạn 95 x 13 là bao nhiêu, hệ thống 2 sẽ giúp bạn đưa ra đáp án, vì bạn không thể lập tức nhẩm ngay ra được, trừ khi bạn có IQ siêu phàm!
Cuốn sách này khá dày, lại viết nhiều thuật ngữ khó hiểu nên mình cứ vừa đọc xong một phần lại dừng, chưa thể đọc hết cuốn vì phải tiêu hóa từ từ.
Cuốn sách thứ 2 - "Xuyên qua nỗi sợ" của nhà tâm lý học người Mỹ Susan Jeffers, thiên về Self-help, cung cấp các kĩ năng cũng như một số phương pháp để vượt qua cảm giác sợ hãi, hướng tới cuộc sống cân bằng nhiều hơn. Đối với cá nhân mình, cuốn này không giải thích rõ và cụ thể nguyên do nỗi sợ đến từ đâu, chủ yếu là động viên và nói rằng bạn sợ vì bạn chưa dám làm và do còn thiếu hiểu biết nên mới sợ. Tuy nhiên, những lúc cảm thấy sợ hãi, đọc được mấy dòng khích lệ trong trang sách này cũng khiến mình thấy vững tin hơn rất nhiều.
Vèo cái lại đến tháng 12. Lại tổng kết một hành trình của cả năm. Nhưng sau những gì đã trải qua, mình tin là tháng 12 còn nhiều bất ngờ chờ mình phía trước. Càng đi, càng sợ, vì còn trẻ, vì dại khờ, vì thế mà càng phải đi tiếp!
Đây là một câu nói mình được nghe rất nhiều trong quá trình đi làm ở công ty cũ. Làm cái gì cũng nên có mục đích trước, rồi hãng bắt tay vào làm. Đừng làm chỉ vì em thấy "hay", hãy cho nó một lí do cụ thể. Mặc dù suốt ngày được nghe anh chị đồng nghiệp nói nhiều là vậy, thế nhưng mình cần thời gian và bài học để thấm thía.
Trong thời gian vừa rồi, mình có dự định đi du học cao học ngay sau khi tốt nghiệp. Tại thời điểm đó, mình khá mông lung giữa việc học tiếp hay làm, không rõ mình thật sự cần học gì, vì mình có 3 lựa chọn trường! Và điều cần xảy ra cũng đến, mình thiếu động lực cho nó, nên việc xin học bổng gặp rất nhiều vấn đề cũng như rắc rối trong quá trình chuẩn bị. Kết quả là mình không đi nữa. Bố mẹ đã rất buồn và liên tục động viên đi học, bởi gia đình vẫn cố gắng lo chi phí cho mình đi học cho dù không được học bổng. Nhưng, bài học kia đã cho mình suy nghĩ hoàn toàn khác: mục tiêu hiện tại của mình là gì? Có nhất thiết phải đi học ngay lúc này không? Câu trả lời là không.
Mình từng cảm tưởng sẽ suy sụp ghê lắm khi nhận kết quả, nhưng ngược lại, đây chính là một bài học đắt giá cho bản thân. Mình làm bố mẹ buồn. Hơn cả thế, chính bản thân mình cũng buồn vì thiếu mục đích rõ ràng. Chỉ tới khi chấp nhận sự thật, dành thêm thời gian suy nghĩ, mình dần nhận ra: mọi thứ mới chỉ bắt đầu, cuộc sống của một cô gái 22 tuổi vẫn sẽ tươi đẹp trở lại, rồi mọi thứ sẽ ổn. Mình thầm biết ơn những thử thách, vì sau mỗi thử thách là một lần mình bình tĩnh hơn một chút, thay vì tự hoảng loạn và quá suy sụp như những lần từng gặp thất bại trước. Bởi sau mỗi lần đi sai hướng, con đường lại càng rõ ràng cho bản thân hơn, thì sao phải tiếc?
#2: Biết mình muốn gì = biết mình không muốn gì
Thất bại trong việc đi du học, mình chuyển hướng sang đi làm. Ngay sau khi gửi CV, nhận được tin phỏng vấn và đi làm luôn ngay hôm sau, mình đã thầm nhủ "Chí ít cũng có công việc". Điều đắng cay ở chỗ, mình đã KHÔNG tìm hiểu kĩ về công ty mình định xin vào làm, dẫn đến thất vọng khi đi làm vào ngay ngày đầu tiên. Cũng chính nhờ lẽ đó, mình dần hiểu bản thân cần những gì hơn, và đâu là điều mình thật sự không muốn.
Người ta liên tục bảo bạn cần biết mình muốn gì, nhưng bạn không muốn gì cũng quan trọng. Khi nhận thấy môi trường làm việc ở công ty kia không phù hợp, mình chỉ biết lấy hết can đảm để sáng ngày làm việc thứ 3 đến gặp trực tiếp chị quản lý xin nghỉ, thay vì gọi điện hay nhắn tin. Chị bảo mình nhắn lại cho anh sếp đã cho mình cơ hội được vào làm. "Cám ơn em. Chúc em thành công trên con đường sắp tới" - anh ấy đã nhắn lại như vậy. Tới khi đọc tin nhắn, mình cảm thấy bản thân đã lựa chọn đúng, cho dù cơ hội làm việc ở đây mở ra cho mình là không hề nhỏ, nhưng bản thân cảm thấy không phù hợp. Ôi, vạn sự khởi đầu sao mà nan. Nhưng chớ có nản!
#3: Thử những điều mới mẻ
Tháng 11, mình bắt đầu xem các clip của streamer Pewpew, Pewdiepie (những người livestream khi chơi trò chơi điện tử. Nếu chưa biết, bạn có thể Google tìm kiếm thông tin về hai người này) - đây là những người mình từng nghĩ sẽ chẳng bao giờ vào xem clip của họ vì trông cứ "xàm xàm, gào thét luyên thuyên, vớ vẩn". Sự thật không phải như vậy. Khi tìm hiểu về cách người khác sáng tạo, đó cũng là một cách để mình học hỏi và mở mang cho chính bản thân nhiều hơn. Bên cạnh Game streaming, các streamer này là những người sáng tạo nội dung rất hấp dẫn và rất có tầm nhìn. Chỉ đến khi "vô tình xem" một vài clip của các Streamer này làm về các nội dung xoay quanh cuộc sống hàng ngày, mình mới nhận ra bản thân đã tự đóng lại các cơ hội mới mẻ nhiều đến chừng nào!
Lần đầu làm quả tóc xoăn bà thím. Ưng! |
#4: Sách
Tháng mười một, mình dạo chơi song song cùng lúc 2 cuốn "Tư duy và nhanh chậm" và "Vượt qua nỗi sợ". Cuốn sách đầu tiên của nhà tâm lý học Daniel Kahneman, giải thích khá chi tiết về cơ chế hoạt động của tâm lý trước khi đưa ra một quyết định, bị ảnh hưởng bởi mồi tiềm thức, trải qua qua quá trình xử lý của "hệ thống 1 và 2" - hay còn gọi là hệ thống tự động và nỗ lực. Hiểu đơn giản là khi gặp một tình huống quen thuộc, hệ thống 1 sẽ hành động dựa trên những niềm tin đã được hệ thống 2 xác nhận từ trước đó. Trong trường hợp hệ thống 1 không thể giải quyết được vấn đề, nó sẽ gọi hệ thống 2 để giải quyết. Với trường hợp đầu tiên, ví dụ, khi gặp đèn đỏ, hệ thống 1 sẽ gửi tín hiệu cho bạn biết là phải dừng. Trường hợp sau, khi ai đó hỏi bạn 95 x 13 là bao nhiêu, hệ thống 2 sẽ giúp bạn đưa ra đáp án, vì bạn không thể lập tức nhẩm ngay ra được, trừ khi bạn có IQ siêu phàm!
Cuốn sách này khá dày, lại viết nhiều thuật ngữ khó hiểu nên mình cứ vừa đọc xong một phần lại dừng, chưa thể đọc hết cuốn vì phải tiêu hóa từ từ.
Cuốn "Tư duy nhanh và chậm" - Daniel Kahneman |
Cuốn "Xuyên qua nỗi sợ" - Susan Jeffers |
Nhận xét
Đăng nhận xét